Có nên cho thú cưng ăn gan ?
Vẫn còn những quan niệm, cách nhìn nhận khác rất khác nhau trong việc sử dụng gan động vật làm thực phẩm. Tuy nhiên, đại đa số các ý kiến đều cho là “không nên” vì gan là nơi tích tụ nhiều độc tố có thể gây ra nhiều bệnh tật.
Các cụ xưa có câu: “ Thương cho ăn tiết, giết cho ăn gan”. Như vậy có phải ăn gan rất độc?
Theo ông Phạm Đăng Vĩnh, phó giám đốc trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh động vật – Chi cục thú y Hà Nội:
Gan có tế bào chuyên tiết ra độc tố. Khi cơ thể bị độc thì độc tố được các tế bào tiết ra kết hợp với chất độc xâm nhập tạo ra chất không độc để giải phóng ra khỏi cơ thể. Vì thế gan được được coi là cửa ngõ để bảo vệ cơ thể khỏi bị độc. Về nguyên tắc, những chất độc bị đưa vào cơ thể qua đường thức ăn sẽ được đào thải qua ba đường: Dạng khí thì đào thải qua đường hô hấp, dạng muối nước thì qua thận và da, còn các loại khác thì qua gan. Như vậy, gan động vật chính là nơi tập trung xử lý các chất kháng sinh hay hormone tăng trọng…khi chúng được đưa vào cơ thể con vật. Các kim loại nặng cũng phần lớn được tích luỹ ở gan. Trong cơ thể động vật, gan là nơi có thể có nhiều nhất các chất độc hại.
Bà Lê Hồng Hảo – Trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm Viện dinh dưỡng cũng đồng tình với quan điểm trên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thừa nhận rằng, gan động vật là loại thực phẩm tốt bởi nó có hàm lượng cao các chất sắt, kẽm, đạm. Đó là bộ phận gan của những con vật khoẻ mạnh, không còn chất độc gì để đào thải.
Chúng ta đều biết, nếu ăn không nhiều thì với hàm lượng chất độc không cao, lại được gan của con người đào thải nên cũng khó gây ngộ độc cấp tính. Tuy nhiên, nếu tích luỹ lâu dài có thể gây ra các chứng bệnh mãn tính cho cơ thể, thậm chí gây khối u và ung thư.
Vì thế, tốt nhất là không nên cho ăn các loại gan động vật có nguy cơ mang bệnh cho thú cưng của bạn.
Nguồn: BS Thú Y Hoàng Ngọc Báu